Bảng tin ThietbiG7

Quy trình lắp đặt cầu nâng ô tô đúng kỹ thuật

Cầu nâng ô tô là thiết bị giữ vai trò nâng hạ ô tô trong quá trình sửa chữa. Thông thường rất ít ai biết về quy trình để lắp đặt cầu nâng ô tô như thế nào là đúng quy chuẩn. Khi bạn không nắm rõ về cách lắp đặt cầu nâng như thế nào, dễ dàng đến những nguy hiểm khi sử dụng. Vì vậy hãy cùng theo dõi bài viết để xem về cách lắp đặt thiết bị nâng hạ như thế nào nhé.

Tìm hiểu về cầu nâng ô tô

Cầu nâng ô tô là thiết bị chuyên dụng để nâng xe lên cao phục vụ cho công việc sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô. Đây là một trong những thiết bị không thể thiếu trong gara ô tô, tiệm sửa chữa, bảo dưỡng, chăm sóc xe chuyên nghiệp.

Cầu nâng xe ô tô đa dạng từ kiểu dáng, kích thước cho đến màu sắc, khả năng chịu tải. Căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau mà người ta chia thành từ loại khác nhau. Trong đó gồm có cầu nâng 2 trụ, cầu nâng ô tô 4 trụ, cầu nâng cắt kéo.

Cầu nâng ô tô, thiết bị giữ vai trò nâng hạ trong sửa chữa ô tô

Tham khảo:

Các loại máy chuẩn đoán lỗi xe bán chạy nhất thị trường

Các loại cầu nâng ô tô phổ biến nhất hiện nay

Cầu nâng ô tô 2 trụ

Là thiết bị nâng hạ ô tô chuyên dụng dùng tại các trạm sửa chữa và bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp. Cầu nâng ô tô 4 tấn đảm nhận chức năng hỗ trợ quá trình làm sạch và sửa chữa xe thuận tiện hơn. Với công dụng giúp nâng xe lên hạ xuống một cách dễ dàng nhờ hai thanh trụ ở 2 bên, kết hợp cùng hai cánh tay bên thân trụ.

Hiện tại trên thị trường hiện tại có nhiều loại thiết bị nâng hạ ô tô gồm cầu nâng 2 trụ thiết kế giằng trên và cầu nâng 2 trụ thiết kế giằng dưới.

  • Cầu nâng 2 trụ  giằng trên: dây cáp và ống dầu sẽ nằm trên cao.
  • Cầu nâng 2 trụ giằng dưới: dây cáp và ống dầu sẽ nằm ở dưới.

Hình ảnh thực tế về cầu nâng 2 trụ

Cầu nâng ô tô cắt kéo

Cầu nâng ô tô cắt kéo, mẫu cầu được thiết kế mang thẩm mỹ cao, hiện đại nhất so với tất cả các loại cầu hiện nay. Với mẫu mã này, được khá nhiều người dùng săn đón và mong muốn sở hữu về cho mình. Loại cầu nâng này có kích thước nhỏ, gọn và không chiếm nhiều diện tích. Do vậy mà nhiều garage có thể thoải mái làm việc, có thể trang bị được nhiều thiết bị sửa chữa khác mà không lo không gian chật hẹp đâu nhé.

Đặc điểm của cầu nâng cắt kéo:

  • Cầu nâng được ứng dụng để lắp chìm – lắp âm bằng mặt nền nhà xưởng, phù hợp cho các garage có diện tích nhỏ, garage sửa chữa vá vỏ lốp,..
  • Linh kiện cho hệ thống điện và thủy lực được nhập khẩu từ các nhà cung cấp uy tín nhất.
  • Cơ cấu khóa hãm an toàn với cóc hãm kết hợp khí nén, đảm bảo độ an toàn tuyệt đối trong mọi trường hợp, ngay cả khi ống dẫn thủy lực bị phá vỡ.

Hình ảnh thực tế cầu nâng ô tô cắt kéo

Với những ưu điểm tốt nhất, loại cầu nâng có mức giá cao hơn những loại khác hiện nay. Tuy nhiên với những gì mà nó mang đến sẽ giúp bạn thu về lợi nhuận cao nhất.

Quy trình để lắp đặt cầu nâng ô tô

Xác định vị trí lắp đặt

Trước khi tiến hành lắp đặt cầu nâng ô tô, bạn cần chuẩn bị diện tích và kích thước phù hợp rồi mới tiến hành lắp đặt cầu. Khi lắp đặt bạn cần tiến hành đo đạc theo các thông số sau:

  • Diện tích tối thiểu để lắp đặt theo tiêu chuẩn sửa chữa: 4 x 7m (dài x rộng)
  • Tâm các móng cầu cần phải cách nhau 2870 mm
  • Các tường 1000mm đối với cột đặt mô tơ và 800 mm cho cột còn lại.

Cần xác định vị trí để lắp đặt cầu nâng ô tô

Việc xác định vị trí lắp đặt là vô cùng cần thiết, nó giúp không gian trong thoáng, đẹp, chuyên nghiệp hơn và đảm bảo sự tiện lợi trong quá trình vận hành cầu nâng.

Làm nền móng cho cầu nâng

Sau khi xác định được vị trí lắp đặt, người dùng tiến hành đào hố móng với kích thước 1x1x1m, 2 tâm cách nhau 2870 mm. Diện tích 2 hố móng là: 0.6 m3, nhưng thông thường mọi người thường làm luôn 1m3 cho an toàn. Sau khi đào móng xong, sẽ tiến hành lắp đặt.

Khi làm nền móng bạn cần chú ý: Chỉ đổ 1 lớp lên bề mặt, không nên đổ nhiều lớp. Bê tông 2 bên móng phải phẳng, đánh dấu 2 vị trí tâm móng. Nếu làm móng ngoài trời thì các bạn đợi khoảng 7-9 ngày, để cho bê tông khô hẳn rồi mới tiến hành lắp đặt. Còn đối với móng cầu ở trong nhà có mái che, thì bạn phải đợi từ 10 -15 ngày, sau đó mới được lắp cầu. Nếu muốn nhanh thì có thể sử dụng thêm các chất phụ gia cho bào bê tông để thúc đẩy quá trình đông kết nhanh hơn.

Chuẩn bị làm móng cho cầu nâng

Tiến hành lắp đặt cầu nâng

Quy trình lắp đặt được tiến hành như sau:

  • Đặt sản phẩm lên vị trí được xác định trước, giữ chân đế sao cho trùng với đường vạch dấu và ép thẳng xuống nền.
  • Kiểm tra kỹ lại các thông số về chiều cao, độ nghiêng. Điều chỉnh làm sao cho độ cao và độ nghiêng hai bên trụ cầu phải bằng nhau.
  • Khoan 6 lỗ bu lông nở tương ứng trên nền và cố định chân đế cầu bằng 6 bu lông nở
  • Căn chỉnh các bộ phận khác của cầu bằng cách do thông số thật chuẩn xác
  • Tiến hành nạp dầu thủy lực vào bình dầu của cầu (khoảng 10 lít). Đồng thời kết nối đường ống dầu cao áp

Tiến hành lắp đặt và kiểm tra cầu nâng ô tô

  • Lắp đặt, cân bằng cáp: Kéo cáp bên phải và bên trái qua ròng rọc sao cho có cùng độ cao.
  • Lắp dầm ngang: Cố định dầm ngang, lắp khóa chuyển đổi và thanh an toàn với dầm ngang.
  • Lắp tay nâng và nên đảm bảo sự đồng bộ giữa chúng. Định vị tay cầu bằng chốt khóa (chốt khóa nên được chèn ở phía dưới). Đồng thời, lắp tay cầu theo đúng quy định, sau đó tháo các chốt khóa để tay cầu ở trạng thái tự do.

Hy vọng với thông tin bài viết gửi đến sẽ giúp bạn có thể dễ dàng lắp đặt cầu nâng ô tô. Để giúp bạn có được cầu nâng ô tô chính hãng, chất lượng tốt nhất, được hỗ trợ lắp đặt miễn phí. Liên hệ ngay với Thiết Bị G7 nhé.

Tham khảo:

Các dòng máy xịt rửa xe cao áp chất lượng tốt với các tiết kiệm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *